Trong văn học nghệ thuật Nguyễn_Khuyến_(phố_Hà_Nội)

Phố của những câu chuyện tình lãng mạn

Phố Nguyễn Khuyến, với tên gọi Sinh Từ, đã xuất hiện trong một số các tác phẩm văn học nghệ thuật. Phố Nguyễn Khuyến là bối cảnh cho câu chuyện Tú Uyên gặp Giáng Kiều trong truyện thơ Bích Câu kỳ ngộ. Chàng học trò nghèo Trần Tú Uyên một hôm đi xem hội làm chay ở chùa Ngọc-Hồ ở cuối phố Sinh Từ:

Ngọc Hồ có đám chay tăng,Nức nô cảnh Phật, tưng bừng hội xuân.Dập dìu tài tử giai nhân,Ngổn ngang mã tích xa trần thiếu ai.

Chiều đến, sắp về, Tú Uyên nhặt được một chiếc "lá hồng" có đề một câu thơ. Chàng định họa lại thì thấy một thiếu nữ tuyệt đẹp trước cửa tam quan, liền đi theo, nhưng đình Quảng Văn thì thiếu nữ bỗng biến mất.

Cũng tại chùa Ngọc Hồ này, vua Lê Thánh Tông, trong một lần du ngoạn, đã bắt gặp và xướng họa thơ ca với một nàng tiên. Vua rất phục tài năng của nàng và mời nàng về cung. Nhưng đến cửa Đại Hưng thì nàng biến mất. Vua cho là tiên giáng trần, dựng lầu Vọng Tiên ở đó để tưởng nhớ. (xem thêm bài: chùa Bà Ngô)

Trường Pierre Pasquier thời Pháp thuộc, nay là trường Tiểu học Lý Thường Kiệt và trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt

Theo Nguyễn Vỹ, phố Sinh Từ còn là nơi chứng kiến mối tình lãng mạn giữa Thâm TâmT.T.Kh, tác giả của bài thơ nổi tiếng "Hai sắc hoa ti-gôn". Trong "Văn thi sĩ tiền chiến", Nguyễn Vỹ cho rằng T.T.Kh tên thật là Trần Thị Khánh, học ở trường Sinh Từ (tên chính thức lúc đó là trường Pierre Pasquier, nay là trường TH và THCS Lý Thường Kiệt) và nhà cũng ở phố Sinh Từ.

Cô nữ sinh Trần Thị Khánh là một thiếu nữ đẹp. Tuấn Trình có một người cô, nhà ở phố Chợ Cửa Nam, gần Sinh Từ. Anh thường đến đây thăm cô và trông thấy cô Khánh đi chợ mỗi buổi sáng [...] Ở phố Sinh Từ, antigone mọc rất nhiều, như trước sân nhà ông Nguyễn Văn VĩnhNguyễn Nhược Pháp.

— Nguyễn Vỹ, Văn thi sĩ tiền chiến

Hình ảnh phố Sinh Từ trong văn học

Hình ảnh phố Sinh Từ đã xuất hiện trong một số tác phẩm văn học của nhiều tác gia từ cận đại đến đương đại như Nguyễn Khuyến, Thạch Lam, Trần Dần, Hồ Hữu Tường, Anh Đức, Hoàng Anh Tuấn v.v... Điều thú vị là lúc sinh thời, nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng đã từng đi qua con phố này và cảm tác viết bài thơ "Quá quận công Nguyễn Hữu Độ Sinh Từ hữu cảm" (Cảm nghĩ lúc qua Sinh Từ quận công Nguyễn Hữu Độ) bằng chữ Hán như sau:

Lâu đài thử địa hà nguy nguy,Đệ nhất quận công chi sinh từ.Công tại tứ thì tập quan đới,Đắc dự giả hỉ bất dự bi.Công khứ quan đới bất phục tập,Hương hoả tịch tịch hoà ly ly.Đãn kiến đệ nhị vô danh công,Triêu tịch huề trượng lai vu tư.Trần gian hưng phế đẳng nhàn sự,Bất tri cửu tuyền thuỳ dữ quy.

Dịch thơ:

Đền miếu thờ ai lộng lẫy thay!Thờ ông "thứ nhất quận công" đây.Ông còn, mũ áo hàng năm họp,Không được dự buồn, được dự may.Ông mất, mũ áo không họp nữa,Lửa hương lạnh ngắt, lúa mọc đầy.Có ông "thứ nhì không tên" đếnSớm hôm chống gậy vào chốn này.Trên đời suy thịnh thường như vậy,Biết nay chín suối ông theo ai?

Nhà văn Thạch Lam từng nhắc đến phố Sinh Từ trong tác phẩm "Hà Nội băm sáu phố phường":

Sao bằng mát ruột và lạnh hơn lúc đương nực, ăn một xu chè đậu đen của cô hàng đòn gánh cong ở sau phố Sinh Từ? Trong buổi đêm mùa hạ, khi các hè phố ngổn ngang những người nằm ngồi hóng mát, từ viên công chức cho đến bác thợ thuyền, thì các cô qua lại luôn luôn bật ra cái tiếng rao: "Ai cháo đậu xanh, chè đậu đen ra", lanh lảnh và kéo dài như một luồng gió mát.
— Thạch Lam, Hà Nội băm sáu phố phường

Trong bài thơ nổi tiếng "Nhất định thắng", một thi phẩm được xem là mở đầu cho phong trào Nhân văn Giai phẩm đăng trên "Giai phẩm mùa xuân" năm 1956, Trần Dần viết:

Tôi ở phố Sinh TừHai ngườiMột gian nhà chậtRất yêu nhau sao cuộc sống không vui?

...

Tôi ở phố Sinh TừNhững ngày ấy bao nhiêu thương xót.Tôi bước đikhông thấy phốkhông thấy nhàChỉ thấy mưa satrên màu cờ đỏ
— Trần Dần, Nhất định thắng (1955)

Trong tùy bút "Phố Sinh Từ" xuất bản năm 1968, nhà văn Hồ Hữu Tường viết:

Mỗi ngày hai lượt, tôi đi độ dăm mươi thước theo phố Sinh Từ, mà đến nhà họa sĩ Hoàng Tích Chù để ăn cơm. Thế là mỗi ngày bốn lượt tôi đếm bước trên con đường mà Tú Uyên gặp Giáng Kiều lần đầu.

— Hồ Hữu Tường, tùy bút "Phố Sinh Từ"

Trong bài thơ "Yên lặng ban mai", nhà thơ Hoàng Anh Tuấn viết:

Tôi kiếm hồn tôi xưa. Hà NộiThuở còn trong vắt gió vào ThuThoảng nghe ngọt tiếng cô hàng cốmChênh vênh đâu cuối phố Sinh Từ[7]
— Hoàng Anh Tuấn, Yên lặng ban mai

Trong một tác phẩm khác, Hoàng Anh Tuấn viết:

Ôi Hàng Ngang tội nghiệp mối tình đầuAnh hờn giận mơ Hàng Buồm lãng tửEm Hà Nội dáng Sinh Từ thục nữTìm đến anh Hàng Giấy mỏng tương tư
— Hoàng Anh Tuấn, Bài thơ Hà Nội

Ngoài ra, nhà văn Anh Đức cũng từng lấy bối cảnh phố Sinh Từ để viết truyện ngắn "Người góa phụ phố Sinh Từ".

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nguyễn_Khuyến_(phố_Hà_Nội) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/entertainment/stor... http://www.baotanghochiminh.vn/Chitiet/Chitiettint... http://www.hanoimoi.com.vn/vn/53/21107/ http://thanglonghanoi.gov.vn/channel/25/2011/08/77... http://thanglong.ictnews.vn/39863p1c32/co-ai-con-n... http://hanoi.org.vn/wiki/index.php/Th%C4%83ng_Long... http://www.thientam.vn/index.php?nv=News&at=articl... https://web.archive.org/web/20081211194443/http://... https://web.archive.org/web/20100612141929/http://... https://web.archive.org/web/20120418222652/http://...